I. Dành cho người mới học
1. Sauteuse(Carcassi) Level 1 ; Nghe đàn ; xem video ; hướng dẩn : 1 ; 2 ; 3
Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016
Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016
Tản mạn Nhạc Trịnh
Mình tôi một cõi đi về
Tình xa, tình nhớ trăm bề em ơi
Diễm xưa, xưa lắm, thật rồi
Chỉ là Cát bụi bạc môi hồng đào
Ngẫu nhiên , yêu dấu tan theo
Vết lăn trầm phủ rong rêu nỗi buồn
Em đi bỏ mặc con đường
Tôi về với tuổi đá buồn ngàn năm
Biết đâu nguồn cội xa xăm
Một mình cúi xuống thật gần, ru em
Em còn nhớ hay em đã quên?
Bên đời hiu quạnh lệ huyền ướt mi
Kỷ niệm để gió cuốn đi
Phôi pha, ngăn cách, còn gì cho nhau
Cuối cùng cho một tình yêu
Lời buồn thánh lẫn trong lời mẹ ru
Dịu dàng tình xót xa vừa
Ra đồng giữa ngọ, vườn xưa một mình
Rừng xưa đã khép thực tình
Sóng về đâu? Nắng thủy tinh cuối trời
Bao giờ xin trả nợ người
Đời cho ta thế Khói trời mênh mông
Buồn quá lời của dòng sông
Rừng xanh xanh mãi, lại gần với nhau
Tôi còn yêu, em còn yêu
Bay đi thầm lặng những chiều tìm nhau
Hoa vàng mấy độ mai sau
Ru đời đã mất, tình sầu nợ vay
Dường như một lời chia tay
Đôi ta còn có bao ngày ướt mi ?
Xuân Tuyển
Tình xa, tình nhớ trăm bề em ơi
Diễm xưa, xưa lắm, thật rồi
Chỉ là Cát bụi bạc môi hồng đào
Ngẫu nhiên , yêu dấu tan theo
Vết lăn trầm phủ rong rêu nỗi buồn
Em đi bỏ mặc con đường
Tôi về với tuổi đá buồn ngàn năm
Biết đâu nguồn cội xa xăm
Một mình cúi xuống thật gần, ru em
Em còn nhớ hay em đã quên?
Bên đời hiu quạnh lệ huyền ướt mi
Kỷ niệm để gió cuốn đi
Phôi pha, ngăn cách, còn gì cho nhau
Cuối cùng cho một tình yêu
Lời buồn thánh lẫn trong lời mẹ ru
Dịu dàng tình xót xa vừa
Ra đồng giữa ngọ, vườn xưa một mình
Rừng xưa đã khép thực tình
Sóng về đâu? Nắng thủy tinh cuối trời
Bao giờ xin trả nợ người
Đời cho ta thế Khói trời mênh mông
Buồn quá lời của dòng sông
Rừng xanh xanh mãi, lại gần với nhau
Tôi còn yêu, em còn yêu
Bay đi thầm lặng những chiều tìm nhau
Hoa vàng mấy độ mai sau
Ru đời đã mất, tình sầu nợ vay
Dường như một lời chia tay
Đôi ta còn có bao ngày ướt mi ?
Xuân Tuyển
Thứ Năm, 17 tháng 3, 2016
Tab nhạc yêu thích của Tôi
1.Boulevard
2.Riêng một góc trời - Ngô thụy Miên
3.Million Scarlet Rose
4.Diễm Xưa - Trịnh Công Sơn
5.Canon In D - Johann Pachelbel
2.Riêng một góc trời - Ngô thụy Miên
3.Million Scarlet Rose
4.Diễm Xưa - Trịnh Công Sơn
5.Canon In D - Johann Pachelbel
Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016
Các bài soạn guitar tab dành cho học tập
1. Spanish Dance
2. King of Orient
3. ETUDE C
4. Hợp Âm chùm 3 note
5. Hợp Âm chùm 4 note bài 01
6. Hợp Âm chùm 4 note bài 02
7. Hợp Âm chùm 6 note bài 01
8. Hợp Âm chùm 6 note bài 02
9. Valse
10. Vanx-golbec
2. King of Orient
3. ETUDE C
4. Hợp Âm chùm 3 note
5. Hợp Âm chùm 4 note bài 01
6. Hợp Âm chùm 4 note bài 02
7. Hợp Âm chùm 6 note bài 01
8. Hợp Âm chùm 6 note bài 02
9. Valse
10. Vanx-golbec
Thứ Tư, 9 tháng 3, 2016
Tài liệu học guitar
1. Cẩm nang Guitar : Download tại đây
2. Giáo trình Carulli : Download tại đây
3. Tab guitar ( nhieu ban nhac VN và Quốc tế ) : Download tại đây ( dùng phần mềm GuitarPro 6)
2. Giáo trình Carulli : Download tại đây
3. Tab guitar ( nhieu ban nhac VN và Quốc tế ) : Download tại đây ( dùng phần mềm GuitarPro 6)
Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016
Các phần mềm cần cho một người học, chơi Guitar
- Phần mềm chỉnh dây : download tại đây
- Phần mềm GuitarPro 6 (dùng cho soạn nhạc, học guitar) : Download tại đây
- Soudbank cho GuitarPro 6 : Download tại đây
- Video hướng dẩn sử dụng GuitarPro 6 : Download tại đây
- Các bài nhạc Download tại đây (mở bằng GuitarPro6 )
Chủ Nhật, 21 tháng 2, 2016
Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016
Cảm Xúc Guitar
Khi người ta cầm lên cây đàn guitar, những ngón tay lướt trên dây đàn, người ta như quên đi tất cả, hòa mình vào từng giai điệu, đắm say trong từng cảm xúc, từng nốt nhạc. Tiếng đàn guitar đưa đẩy con người ta đến những miền cảm xúc sâu xa nơi tâm hồn...
Nhìn một người đàn guitar mới thấy hết cái đam mê mà họ gửi gắm trong từng động tác khảy đàn. Quên đi tất cả,chỉ biết hết mình cho cái giai điệu mê hoặc ấy. Lúc thì nhẹ nhàng du dương, lúc thì dồn dập,mạnh mẽ như một cơn lũ cuốn xô bao cảm xúc, tuôn thành từng dòng ào ạt không gì có thể ngừng lại được. Những người không biết tự hỏi rằng: Có gì hay sau cây đàn sáu dây đó? Nhưng chỉ một lần biết đến nó, chỉ một lần nghe tiếng đàn ấy, chỉ một lần thưởng thức chất giọng mộc mạc hòa vào nó, ta sẽ nhớ mãi không quên, sẽ muốn lần thêm lần nữa được ngồi phiêu theo từng giai điệu tuyệt vời đưa đẩy.
Nhẹ nhàng như một ngọn gió xuân mơn man trên mặt bỗng nhiên tiếng đàn hóa thành men rượu say. Say cho người cầm đàn, say cho người nghe. Men nồng đưa ta đến những giấc mơ tuyệt vời đầy xúc cảm, phiêu đến từng giây, từng phút cuối cùng.
Chỉ với cây đàn guitar, một giọng mộc cực chất thì dù là ca từ lãng mạn nhẹ nhàng như dòng sông mùa xuân hay ca từ dồn dập nhanh chóng như cơn lũ mùa hạ, ta vẫn cảm nhận được ngọn lửa truyền tới tim mình.
Một tình yêu nồng cháy với cây đàn, một cây đàn sáu dây mang đến sự diệu kì của biển hồ xúc cảm. Của đầy đủ hương vị bốn mùa, của những vẻ đẹp sương mù sớm mai, của những cơn mưa đầu mùa,của những con thác nước tuôn trắng xóa một vùng, của cả những hình ảnh đẹp bất ngờ giữa hơi nóng ly cafe trong không gian lành lạnh
Âm vang tiếng đàn tô lên gam màu cuộc sống của chúng ta những màu sắc vô cùng lạ lẫm nhưng sao vẫn thấy thân thương lắm. Đôi khi đứng trước một không gian đẹp, một cảm xúc lạ chợt dâng lên tràn ngập tâm hồn, ta không biết phải viết lên nó như thế nào, không biết làm gì cho thỏa những xúc cảm trong tim. Vậy mà chỉ vài cái lướt tay trên dây đàn guitar, mọi cảm xúc ấy như hoàn toàn được thể hiện đầy đủ, thoát ra một cách đầy nghệ thuật và thanh tao.
A Time For Us - Nguyễn Bảo Chương
Romance guitar - Guitarist Kim Chung
Riêng một góc trời
Thứ Năm, 4 tháng 2, 2016
Bàn tay phải (Right hand)
Cú gãy bằng ngón cái ( P strocke)
Cú gãy móc dây ( free strocke)
Bài tập tay phải
Cú gãy ép dây ( Rest Strocke)
Cú gãy móc dây ( free strocke)
Tay phải cho người mới tập guitar
Kỹ thuật luân phiên 2 ngón
Bài luyện ngón tay cái và các ngón i ( trỏ ), m ( giữa ), a ( ngón nhẫn )
Cách móc hợp âm rải
Bài tập hợp âm rải
Thứ Hai, 25 tháng 1, 2016
Học Classic guitar theo carulli
Lời đầu tiên tôi muốn nói rằng đây là một cuốn
sách hỗ trợ người TỰ HỌC, do đó nó chắc chắn phải khác mọi giáo trình mà một
người học nhạc viện hay một nghệ sỹ thực thụ trải qua. Do đó bạn nên xác định
rõ mình có thuộc đối tượng học cuốn sách này hay không. Nếu đã quyết tâm học
theo cuốn sách này, bạn đừng cố so sánh những gì học được trong sách sau một
khoảng thời gian nào đó với một người tương đương bạn học theo một chương trình
khác. Dù thế nào, ý tôi là ĐỪNG BAO GIỜ NÓNG VỘI CẢ. Tôi chỉ lấy một vài ví dụ
kinh điển thế này: Ông Andres Segovia - cao thủ guitar cổ điển bậc nhất tính từ
thời tiền sử tới nay (thực ra guitar không ra đời từ thời bấy giờ
)
đã khẳng định một công thức về "10.000 giờ luyện tập". Bạn cứ từ từ
tính ra, xem nếu mỗi ngày bạn luyện tập 2 tiếng chẳng hạn, bạn sẽ mất bao lâu
thời gian??? Tất nhiên tôi nói vậy không phải để so sánh, bởi chúng ta là dân
không chuyên, không sống bằng guitar và chết bởi guitar cho nên mức độ luyện tập
của chúng ta cũng khác, và tất nhiên, những đòi hỏi của chúng ta đối với chính
bản thân mình cũng cần phải có giới hạn. Tránh những trường hợp tự ti kiểu
"đánh mãi không được nên chán, bỏ"... vân vân và vân vân. Như trường
hợp của tôi, đã chơi đàn sang năm thứ 6, trong khi đó có nhiều bạn mới sờ vào
đàn được 1-2 năm nhưng trình độ đã hơn tôi rất nhiều, nhưng không vì thế mà tôi
nản chí bỏ cuộc. Đơn giản lắm, vì một khi đã để "nó" chui vào tim óc
của mình thì thực sự là rất khó khăn để gạt nó ra, hay nói đơn giản hơn
"Tôi yêu âm nhạc, yêu tiếng đàn guitar"...

Nói qua về phương pháp của
Carulli trong giáo trình này, tôi xin trình bày như sau:
1. Phần nhạc lý: Bạn biết được cơ bản âm nhạc được hình thành như thế nào (nốt nhạc, nhịp điệu, âm sắc...).
- Biết về tên các nốt nhạc cơ bản, các nốt nhạc trên cần đàn, các cung và nửa cung, như thế nào là tiến hành giai điệu lên và xuống...
- Biết về các loại nhịp độ, tiết tấu, trường độ nốt nhạc, một số loại nhịp cơ bản.
- Biết về các ký hiệu người ta dùng trong âm nhạc, nghe nó thế nào, viết nó thế nào và biểu diễn nó trên đàn ra làm sao. Tóm lại là bạn biết cơ bản về cách đọc bản nhạc.
- Biết về nhạc lý riêng của đàn guitar...
2. Phần luyện tập âm giai: Phần này được bố trí ngay đầu cuốn sách, và sau đó được nhắc lại ở từng âm giai của phần tiểu phẩm. Hầu hết mọi người đều bỏ qua phần này - đơn giản vì nó khá nhàm chán - nhưng nó thực ra rất quan trọng trong việc luyện tập cả 2 bàn tay của bạn. Bạn luôn mong muốn rằng ngón tay trái của bạn phải thật nhanh, ngón tay phải thật dẻo, và âm thanh tạo ra phải thật hay, thật chính xác, hai tay phối hợp đồng đều và kiểm soát được từng âm thanh dù là nhỏ nhất... blah blah blah... Nếu như vậy, chỉ có luyện tập tốt phần này thì bạn mới có thể đạt được điều đó.
3. Phần luyện tập tiểu phẩm: Phần này cũng được chia ra làm 2 phần nhỏ, là phần luyện tập các bài theo cung âm giai và phần luyện tập tăng tốc để nhuần nhuyễn hơn. Xin lưu ý rằng trong những tiểu phẩm đó có những bài rất đơn giản nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt âm nhạc. Thậm chí bạn có thể lấy đó làm một tác phẩm biểu diễn cũng được.
4. Phần luyện tập kỹ thuật nâng cao và các tiểu phẩm luyện tập nâng cao: Nói đến nâng cao thì có nghĩa là nó sẽ bổ sung một số kỹ thuật mới như luyến (luyến lên, luyến xuống), rung dây, kỹ thuật tạo "tiếng chuông", kỹ thuật reo dây (tremolo)...
5. Phần 6 khúc chuyên luyện: Nói là khúc chuyên luyện vì nó vừa là những tác phẩm hoàn chỉnh, vừa có tác dụng luyện ngón rất tốt. Những khúc chuyên luyện này khá dài, đồng thời chứa đựng đều đặn nhiều loại kỹ thuật. Tuy cảm tưởng không mấy phức tạp, song nó rất cần thiết.
Kết lại, tuy tôi mới luyện tập được 3/5 phần của cuốn sách này, song tôi vẫn có ý định tập hoàn chỉnh cuốn sách đó, đơn giản vì tôi thấy nó rất có ích và nó giúp tôi hướng tới âm nhạc một cách nghiêm túc hơn, không khiến tôi dễ bỏ cuộc như một số cuốn sách khác
1. Phần nhạc lý: Bạn biết được cơ bản âm nhạc được hình thành như thế nào (nốt nhạc, nhịp điệu, âm sắc...).
- Biết về tên các nốt nhạc cơ bản, các nốt nhạc trên cần đàn, các cung và nửa cung, như thế nào là tiến hành giai điệu lên và xuống...
- Biết về các loại nhịp độ, tiết tấu, trường độ nốt nhạc, một số loại nhịp cơ bản.
- Biết về các ký hiệu người ta dùng trong âm nhạc, nghe nó thế nào, viết nó thế nào và biểu diễn nó trên đàn ra làm sao. Tóm lại là bạn biết cơ bản về cách đọc bản nhạc.
- Biết về nhạc lý riêng của đàn guitar...
2. Phần luyện tập âm giai: Phần này được bố trí ngay đầu cuốn sách, và sau đó được nhắc lại ở từng âm giai của phần tiểu phẩm. Hầu hết mọi người đều bỏ qua phần này - đơn giản vì nó khá nhàm chán - nhưng nó thực ra rất quan trọng trong việc luyện tập cả 2 bàn tay của bạn. Bạn luôn mong muốn rằng ngón tay trái của bạn phải thật nhanh, ngón tay phải thật dẻo, và âm thanh tạo ra phải thật hay, thật chính xác, hai tay phối hợp đồng đều và kiểm soát được từng âm thanh dù là nhỏ nhất... blah blah blah... Nếu như vậy, chỉ có luyện tập tốt phần này thì bạn mới có thể đạt được điều đó.
3. Phần luyện tập tiểu phẩm: Phần này cũng được chia ra làm 2 phần nhỏ, là phần luyện tập các bài theo cung âm giai và phần luyện tập tăng tốc để nhuần nhuyễn hơn. Xin lưu ý rằng trong những tiểu phẩm đó có những bài rất đơn giản nhưng lại rất có ý nghĩa về mặt âm nhạc. Thậm chí bạn có thể lấy đó làm một tác phẩm biểu diễn cũng được.
4. Phần luyện tập kỹ thuật nâng cao và các tiểu phẩm luyện tập nâng cao: Nói đến nâng cao thì có nghĩa là nó sẽ bổ sung một số kỹ thuật mới như luyến (luyến lên, luyến xuống), rung dây, kỹ thuật tạo "tiếng chuông", kỹ thuật reo dây (tremolo)...
5. Phần 6 khúc chuyên luyện: Nói là khúc chuyên luyện vì nó vừa là những tác phẩm hoàn chỉnh, vừa có tác dụng luyện ngón rất tốt. Những khúc chuyên luyện này khá dài, đồng thời chứa đựng đều đặn nhiều loại kỹ thuật. Tuy cảm tưởng không mấy phức tạp, song nó rất cần thiết.
Kết lại, tuy tôi mới luyện tập được 3/5 phần của cuốn sách này, song tôi vẫn có ý định tập hoàn chỉnh cuốn sách đó, đơn giản vì tôi thấy nó rất có ích và nó giúp tôi hướng tới âm nhạc một cách nghiêm túc hơn, không khiến tôi dễ bỏ cuộc như một số cuốn sách khác
Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016
CHƯA BIẾT GÌ VỀ GUITAR THÌ NÊN BẮT ĐẦU THẾ NÀO?
Hôm nay, phải nói là hết sức may mắn khi tôi vô tình đọc được 1 tài liệu cực kỳ quý giá, có thể nói đó là “bí kíp” dành cho những người mới bắt đầu với guitar đang mông lung/mơ hồ/bối rối trước quá nhiều kiến thức và không biết nên bắt đầu từ đâu? bắt đầu học cái gì trước? và thế nào thì chơi guitar tốt hơn lên? Sự hoang mang đó nếu không có một người đi trước nào đó hoặc những người thầy tận tụy giúp đỡ, chỉ dẫn có lẽ sự tiến bộ của những người chơi guitar sẽ là một quá trình dài trắc trở.
Tôi đã đọc được bài viết này và đối chiếu với những gì tôi tự mò mẫm, nghiên cứu thì 1 cách ngẫu nhiên, con đường mình đang đi lại trùng khớp khá nhiều với những gì mà bài viết đã chỉ ra. Đối với tiêu chí của chủ nhân bài viết và của chính bản thân tôi, chia sẻ những giá trị đối với người khác sẽ mang lại cho bản thân nhiều niềm vui, hạnh phúc hơn. Cứ cho đi ắt hẵn bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn những gì bạn nghĩ.
Có thể nói bài viết dưới đây là một trong những “kim chỉ nam”, “cây gậy” để có thể giúp các bạn nhận ra một hướng đi nào đó rõ ràng hơn trong việc học guitar. Nội dung bài viết không nói đến những kiến thức chi tiết vì những thứ đó người đọc có thể hỏi anh Google . Dù ít hay nhiều, có áp dụng được với các bạn hay không âu cũng là sự nỗ lực của các bạn hoặc đơn giản hơn, chỉ có 2 chữ TÙY DUYÊN.
Cả bài viết là một quá trình các bước, tôi đã biên dịch lại từ phiên bản gốc, cũng như cố gắng hết sức có thể để có thể truyền tải đến người đọc sao cho dễ hiểu nhất.
Bạn muốn học chơi guitar? Bạn đang gặp những vấn đề trong việc tìm kiếm cách thức/con đường nào đó để đi tiếp trong quá trình học? Bạn không biết bắt đầu từ đâu trước một biển các kiến thức guitar? Học cái nào trước? Học cái nào sau?
Việc học guitar của mỗi người chơi thường không giống nhau. Nó phụ thuộc vào thể loại, dòng nhạc bạn chơi là gì? Nó phụ thuộc việc bạn muốn đạt đến trình độ nào hay đích đến của bạn ra sao?
Bạn muốn trở thành 1 tay guitar lão luyện hay một nhà soạn nhạc? Bạn muốn trở thành một tay guitar thể loại Blues/Acoustic Fingerstyle/Rocker/Cổ điển/Jazz hay những chàng lãng tử với chiếc mũ cao bồi và chơi những bản nhạc đồng quê…?
Bất cứ sự chọn lựa của bạn là gì, trước tiên nếu bạn muốn đều có thể bắt đầu học chơi các thể loại nhạc đang thịnh hành, nhạc dân ca, nhạc trẻ, rồi đến các thể loại blues, rock, alternative (hỗn hợp), metal, nhạc đồng quê và Jazz. Và đối với những người mới (Newbies/Beginners) con đường trên có thể xem là một xuất phát điểm tốt.
Bạn không cần thiết phải máy móc/ rập khuôn y chang theo những nội dung sẽ được liệt kê dưới đây.
“There is more than one way to skin a cat (Nôm nà là: Để đạt được mục tiêu có rất nhiều cách. Bạn có thể dùng cách này hay cách khác; đi theo con đường này hay con đường khác để hướng tới cái đích phía trước)”
Có nhiều những cách khác trong việc học guitar mà không được liệt kê sau đây (cách nào cũng cùng mục đích chỉ dẫn các bạn chơi guitar). Nhưng nếu bạn đi theo các hướng dẫn sau một cách kỹ lưỡng và chăm chỉ, nó sẽ tạo cho các bạn một nền tảng vững chắc để các bạn có thể chơi tốt và tiến bộ.
Thời gian sẽ chứng minh những gì tôi nói là đúng.
Lưu ý từ tác giả:
– Nếu bạn muốn bắt đầu bằng việc học guitar cổ điển (Classic Guitar) thì đây không phải là cách thức/con đường phù hợp.
– Nếu bạn muốn bắt đầu bằng việc học guitar cổ điển (Classic Guitar) thì đây không phải là cách thức/con đường phù hợp.
– Hãy dành thời gian, học các khía cạnh thật kỹ lưỡng. Thậm chí, ngay khi bạn học vài hợp âm cơ bản đã có thể chơi một cách dễ dàng nhiều bài hát. Nhưng con đường dưới đây không phải là bản kế hoạch cho vài ngày, vài tuần mà nó dành cho nhiều tháng, nhiều năm hay thậm chí là cả cuộc đời chơi guitar của các bạn.
Đừng quên rằng: “Hạnh phúc trong cuộc đời này là những chặng đường, chứ không phải là một điểm đến [“It’s about the journey, not about the destination.”]
1. Phần nội dung này chủ yếu dành cho người mới bắt đầu với guitar.
2. Phần nội dung này chủ yếu dành cho người mới bắt đầu với guitar và đang ở trong tình thế loay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu.
3. Phần nội dung này chủ yếu dành cho người mới bắt đầu với guitar, đang ở trong tình thế loay hoay chưa biết nên bắt đầu từ đâu và muốn thử ứng dụng 1 cách thức/con đường nào đó để phát triển trong quá trình học guitar.
4. GHI CHÚ: “NHỮNG GÌ TÔI ĐÃ VIẾT DƯỚI ĐÂY CÓ THỂ KHÔNG PHẢI LÀ SỰ THẬT DUY NHẤT”
(Đại khái: Tôi nói thật, chí ít không chú tâm viết sai, nhưng cũng có thể sẽ có những chi tiết tôi nhớ nhầm chăng)
Nên mong những người có sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm hơn gõ cho 2 chữ ĐẠI XÁ
NÀO MÌNH CÙNG LÊN XE BUÝT
Tham khảo : Chùm 10 hợp âm nổi tiếng
– Strumming Patterns (Quạt chả):
Tiếp theo bạn muốn làm tăng gia vị cho giai điệu bài hát khi chơi các hợp âm. Có nhiều cách Strumming (Quạt chả) khác nhau từ đơn giản đến nâng cao, hãy bắt đầu thực hành từ từ với những hướng dẫn “quạt chả” ở nhịp 4/4 (nhịp này phổ biến nhất trong guitar đệm hát) và ứng dụng nó vào những bài hát. Sau đó đi tiếp đến các nhịp khác 2/4, 3/4, 6/8…)
Đây là một trong những phần cần thiết để trở thành tay guitar ngon lành cành đào. Trên mạng có nhiều người chơi guitar có xu hướng bỏ qua phần này và họ nhảy luôn ứng dụng vào solo hay gì gì đó dựa trên các Tab (Tablature). Không có vấn đề gì khi chơi các bài hát ưa thích dựa trên Tabs, nhưng nếu bạn có thể làm cho bài hát đôi khi mang những giai điệu sôi nổi hơn bằng cách “quạt chả” những đoạn cần thiết thì thật tốt. Bỏ qua phần này bạn đã rớt khỏi chiếc xe buýt rồi.
Tham khảo : Kỹ thuật quạt chả ; Guitar Strumming 4/4
– Playing Songs (Chơi những bài hát).
Như đã nói ở trên chỉ cần vài hợp âm và vài thế “quạt chả” bạn đã có thể chơi nhiều bài hát. Vấn đề ở đây là ứng dụng vào những bài hát (trên mạng có sẵn những bài hát có hợp âm đi kèm). Việc của bạn là ứng dụng các hợp âm đó, kèm theo những cách “quạt chả” cùng lúc và hát lên. Chơi cho đã, đến khi thành thục.
– Expanding Your Chord Vocabulary (Học các hợp âm mở rộng)
Bây giờ là lúc bạn nâng cấp lên, bắt đầu làm quen với các hợp âm mở rộng, biết được càng nhiều hợp âm càng tốt.
Hợp âm chặn, hợp âm major 7, hợp âm thứ 7, hợp âm 7 át, hợp âm sus2, sus4, add9, dim, aug…
Tham khảo : 17 Thế bấm Hợp Âm; Chơi bài Tìm lại giấc mơ
– Tablature
TAB hay Tablarure là cách đọc và viết nhạc cho guitar. Nó được thay thế cho những ký hiệu chuẩn và cũng khá dễ để học. Một khi bạn đã hiểu cách đọc TABS bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những bản nhạc, học chơi fingerstyle, những đoạn riffs mẫu hay solos.
ví dụ
– Fingerstyle (Chơi các giai điệu và tiết tấu bằng các ngón tay – Thể loại Fingerstyle thực chất thì nó cũng là những gì các bạn đã chơi từ xưa đến giờ, đứng máy móc cứ phải đánh như Sung Ha Jung, Paddy Sun…thì nó mới là Fingerstyle nhé)
Đây là phần không thể thiếu và bắt buộc các bạn phải học. Học cách đánh các điệu sao cho phù hợp với bài hát mà các bạn sẽ chơi. Ở Việt Nam mọi người hay nghe rằng “Bài đó đánh điệu Slowrock, điệu Ballad, điệu Slow Surf, điệu Boston, điệu Disco, Bolero, Bossanova, Cha Cha Cha, Valse, Rap, Tango, Rumba…”
Đó thực sự là những gì tôi đang nói tới. Tìm đâu đó trên mạng sẽ có người hướng dẫn cho các bạn tận tình.
Ngoài ra có thể tham khảo các kiểu của Tây họ chơi mà tôi đã giới thiệu trước đây và dĩ nhiên là ứng dụng được với nhạc Việt vô tư.
Đọc đến phần này, các bạn nên dừng lại khoan đọc tiếp những phần sau, hãy chơi nhiều thật nhiều đi đã, chơi cho chán và lặp đi lặp lại và luyện tập cho thuần thục rồi hãy đi tiếp, từ từ khoai nó mới nhừ.
Sau đó lên xe buýt tiếp nhé.
Tham khảo : 16 Bài tập cơ bản Fingerpicking
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)